Skip to main content

Giới thiệu chung

Bình Thành là một xã vùng nông thôn trong 17 xã, thị trấn của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, được tách ra từ xã Thoại Giang và thành lập theo Nghị định số 53/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ. Xã có đường tỉnh 960 (Thoại Giang – Xã Diễu) đi qua dài 6,2 km nằm cặp bên kênh Thoại Hà nên có ý nghĩa quan trọng về giao thương kinh tế, chính trị, xã hội. Xã cách thị trấn Núi Sập – trung tâm hành chính của huyện 7 km, cách thị trấn Óc Eo 7 km, cách thành phố Long Xuyên 32km, cách thành phố Châu Đốc 86 km và cách thành phố Rạch Giá 29 km.
           Địa giới hành chính xã Bình Thành được xác định: Đông giáp thành phố Cần Thơ; Tây giáp thị trấn Óc Eo và tỉnh Kiên Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp các xã Vọng Đông, Thoại Giang và thị trấn Núi Sập. Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.995,06 ha; Trong đó có 2.667,45 ha đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất phi nông nghiệp.

          Bình Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo ra hai mùa nắng, mưa rõ rệt. Là khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão, nhưng chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn. Xã có hệ thống kênh chằng chịt, trong đó có 02 con kênh cấp I gồm: Kênh Long Xuyên – Rạch Giá đoạn chảy qua xã dài 6,2 km, chiều rộng mặt kênh gần 100 m, độ sâu khoảng 8 m, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối với thành phố Rạch Giá, Long Xuyên và các địa phương khác trong vùng; Kênh Kiên Hảo (Núi Chóc – Năng Gù) đoạn chảy qua tiếp giáp với xã dài 3,284 km, chiều rộng mặt kênh 60 m. Hệ thống kênh cấp II có 07 tuyến với tổng chiều dài 22,8 km; Hệ thống kênh cấp III có 11 tuyến với chiều dài 43,6 km; Hệ thống kênh nội đồng có 13 tuyến với chiều dài 26,5 km. Các hệ thống kênh mương vừa có tác dụng cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất, sinh hoạt, vừa có tác dụng là đường giao thông đường thủy thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

          Hệ thống chính trị: xã áp dụng mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, các chức danh cán bộ, công chức bố trí đúng quy định của pháp luật và Công an xã là Công an chính quy.

          Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp (hơn 90%) với nghề chính của người dân là trồng lúa (2602 ha). Ngoài ra, người dân còn trồng hoa màu (37 ha) như bắp, khoai môn, dưa leo, khổ qua…, cây ăn trái (30 ha) như xoài, cam, quýt, bưởi, dừa,…, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản để tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

          Năm 2019, xã Bình Thành có 1.966 hộ với 7.394 người. Trong đó, dân tộc Kinh có 7.383 người (99,85%), dân tộc Khmer có 11 người (0,15%). Đa số người dân Bình Thành có đạo: Phật giáo (5.564 người, chiếm 75,25%), Phật giáo Hòa Hảo (635 người, chiếm 8,58%), Công giáo (268 người, chiếm 3,62%), đạo Cao Đài (218 người, chiếm 2,95%), đạo Tin Lành (22 người, chiếm 0,30%).

          Trong đời sống tâm linh, người dân Bình Thành tin tưởng vào sự linh thiêng của các thần linh gắn bó với đời sống tinh thần của con người thông qua việc cúng Bà tại Miếu Bà vào ngày 16 – 17 tháng 2 âm lịch; Cúng Thần Nông (19 -20/12 âm lịch), lễ Kỳ yên (19 – 20/2 âm lịch), cúng dựng nêu (30/12 âm lịch) và 3 ngày rằm lớn trong năm tại Đình thần Bình Thành.

          Về tôn giáo, chùa An Long và chùa Hội Đức được lập vừa thể hiện sự thờ Phật, tu tâm dưỡng tánh của người dân, đồng thời cũng mang ý nghĩa đạo gắn liền với đời.

          Người dân ở Bình Thành dù thuộc dân tộc, tôn giáo nào cũng đều nêu cao tinh thần đoàn kết trong suốt quá trình mở đất, quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng quê hương và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

          Xuất phát điểm là một xã khó khăn về kinh tế - xã hội của huyện, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trải qua 3 kỳ Đại hội Đảng, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Đảng bộ xã Bình Thành đã tập trung lãnh đạo và cùng với người dân phát triển toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Tiêu biểu là thu nhập bình quân đầu người tăng từ 19.300.000 đồng năm 2003 lên 50.050.000 đồng năm 2019.

          Từ những thành tựu đạt được, năm 2018 xã Bình Thành vinh dự được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới theo Quyết định 1890/QĐ-UBND ngày 19/8/2018, rút ngắn thời hạn 02 năm so với nghị quyết và lộ trình của tỉnh. Tiếp tục phấn đấu xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2021.

          Ngoài ra, Đảng bộ và nhân dân xã Bình Thành còn danh dự được nhận Bằng khen trên nhiều lĩnh vực, 02 cờ thi đua, 01 Bằng khen và 01 Huân chương lao động hạng Ba của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều danh hiệu khác, đóng góp một phần quan trọng cho danh hiệu Anh hùng lao động của Nhân dân và Đảng bộ huyện Thoại Sơn.

          Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực, vượt khó Đảng bộ và Nhân dân xã Bình Thành sẽ tiếp tục tích cực phát huy những thành quả đạt được để đưa xã nhà phát triển không ngừng và ngày càng vững mạnh./.

Địa giới hành chính xã Bình Thành được xác định: Đông giáp thành phố Cần Thơ; Tây giáp thị trấn Óc Eo và tỉnh Kiên Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp các xã Vọng Đông, Thoại Giang và thị trấn Núi Sập. Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.995,06 ha; Trong đó có 2.667,45 ha đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất phi nông nghiệp.

          Bình Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo ra hai mùa nắng, mưa rõ rệt. Là khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão, nhưng chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn. Xã có hệ thống kênh chằng chịt, trong đó có 02 con kênh cấp I gồm: Kênh Long Xuyên – Rạch Giá đoạn chảy qua xã dài 6,2 km, chiều rộng mặt kênh gần 100 m, độ sâu khoảng 8 m, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối với thành phố Rạch Giá, Long Xuyên và các địa phương khác trong vùng; Kênh Kiên Hảo (Núi Chóc – Năng Gù) đoạn chảy qua tiếp giáp với xã dài 3,284 km, chiều rộng mặt kênh 60 m. Hệ thống kênh cấp II có 07 tuyến với tổng chiều dài 22,8 km; Hệ thống kênh cấp III có 11 tuyến với chiều dài 43,6 km; Hệ thống kênh nội đồng có 13 tuyến với chiều dài 26,5 km. Các hệ thống kênh mương vừa có tác dụng cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất, sinh hoạt, vừa có tác dụng là đường giao thông đường thủy thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

          Hệ thống chính trị: xã áp dụng mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, các chức danh cán bộ, công chức bố trí đúng quy định của pháp luật và Công an xã là Công an chính quy.

          Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp (hơn 90%) với nghề chính của người dân là trồng lúa (2602 ha). Ngoài ra, người dân còn trồng hoa màu (37 ha) như bắp, khoai môn, dưa leo, khổ qua…, cây ăn trái (30 ha) như xoài, cam, quýt, bưởi, dừa,…, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản để tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

          Năm 2019, xã Bình Thành có 1.966 hộ với 7.394 người. Trong đó, dân tộc Kinh có 7.383 người (99,85%), dân tộc Khmer có 11 người (0,15%). Đa số người dân Bình Thành có đạo: Phật giáo (5.564 người, chiếm 75,25%), Phật giáo Hòa Hảo (635 người, chiếm 8,58%), Công giáo (268 người, chiếm 3,62%), đạo Cao Đài (218 người, chiếm 2,95%), đạo Tin Lành (22 người, chiếm 0,30%).

          Trong đời sống tâm linh, người dân Bình Thành tin tưởng vào sự linh thiêng của các thần linh gắn bó với đời sống tinh thần của con người thông qua việc cúng Bà tại Miếu Bà vào ngày 16 – 17 tháng 2 âm lịch; Cúng Thần Nông (19 -20/12 âm lịch), lễ Kỳ yên (19 – 20/2 âm lịch), cúng dựng nêu (30/12 âm lịch) và 3 ngày rằm lớn trong năm tại Đình thần Bình Thành.

          Về tôn giáo, chùa An Long và chùa Hội Đức được lập vừa thể hiện sự thờ Phật, tu tâm dưỡng tánh của người dân, đồng thời cũng mang ý nghĩa đạo gắn liền với đời.

          Người dân ở Bình Thành dù thuộc dân tộc, tôn giáo nào cũng đều nêu cao tinh thần đoàn kết trong suốt quá trình mở đất, quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng quê hương và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

          Xuất phát điểm là một xã khó khăn về kinh tế - xã hội của huyện, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trải qua 3 kỳ Đại hội Đảng, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Đảng bộ xã Bình Thành đã tập trung lãnh đạo và cùng với người dân phát triển toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Tiêu biểu là thu nhập bình quân đầu người tăng từ 19.300.000 đồng năm 2003 lên 50.050.000 đồng năm 2019.

          Từ những thành tựu đạt được, năm 2018 xã Bình Thành vinh dự được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới theo Quyết định 1890/QĐ-UBND ngày 19/8/2018, rút ngắn thời hạn 02 năm so với nghị quyết và lộ trình của tỉnh. Tiếp tục phấn đấu xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2021.

          Ngoài ra, Đảng bộ và nhân dân xã Bình Thành còn danh dự được nhận Bằng khen trên nhiều lĩnh vực, 02 cờ thi đua, 01 Bằng khen và 01 Huân chương lao động hạng Ba của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều danh hiệu khác, đóng góp một phần quan trọng cho danh hiệu Anh hùng lao động của Nhân dân và Đảng bộ huyện Thoại Sơn.

          Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực, vượt khó Đảng bộ và Nhân dân xã Bình Thành sẽ tiếp tục tích cực phát huy những thành quả đạt được để đưa xã nhà phát triển không ngừng và ngày càng vững mạnh./.